Bạn đang thắc mắc vì gần đây mới biết đến tên loại thảo dược này? Tuy có tên kỳ lạ nhưng bạn sẽ bất ngờ với công dụng trị bệnh của cây nhàu đó. Trước hết, tôi sẽ giúp bạn có hình dung chung nhất về cây nhàu nhé!

I.Hình ảnh về cây nhàu:

1.Thân cây:

Cây nhàu thuộc loại cây thân gỗ, cao khoảng 4 – 8m. Cành non có màu xanh, nhẵn, gồm 4 mặt.; Cành già màu nâu xám.

2.Lá cây:

 

Lá cây to rộng, dài, sống lá to. Các lá thường mọc đối xứng nhau qua cành.

3.Hoa nhàu:

 

Hoa nhàu màu trắng, nhỏ, thường mọc thành từng cụm. Quanh năm cây ra hoa, nhưng chỉ tập trung vào tháng 11 – 2

4.Quả nhàu:

 

Sau khi hoa rụng hết, cụm hoa nhàu sẽ trở thành quả nhàu non. Quả nhàu non có màu xanh, vỏ xù xì. Quả nhàu phát triển dài ra, chuyển sang màu xanh nhạt, màu vàng và ngả trắng ngà khi chín. Quả nhàu chín có vỏ nhẵn, bên trong là phần thịt cơm mềm.

5.Hạt nhàu:

 

Bên trong quả nhàu có nhiều hạt giống quả na. Màu đen, hình bầu dục.

II.Bộ phận nào của cây nhàu có khả năng trị bệnh?

 

Lá nhàu: Lá nhàu thường được người dân miền Nam chế biến thành các món ăn như xào rau nhàu, đun nước uống trà.

 

Rễ nhàu:  Người dân miền Nam thường ngâm rượu với rễ nhàu. Uống rượu nhàu mỗi bữa ăn, sau 3 – 6 tháng là có thể điều trị đau nhức xương khớp.

 

Quả nhàu: Quả nhàu được sử dụng nhiều nhất bởi quả nhàu có tất cả các công dụng trị bệnh của cây nhàu. Quả nhàu thường được chế biến thành nhiều loại đồ uống khác nhau như nước cốt nhàu, rượu nhàu, nhàu ngâm đường,…

 

Vỏ nhàu rất tốt cho máu. Đem vỏ nhàu đun với nước rồi cho phụ nữ sau khi sinh uống giúp bổ máu, hoạt huyết.

III.Cây nhàu thường sống ở đâu?

Là loài cây thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, Nhàu thường tập trung ở miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Cây nhàu ưa sống những nơi ẩm ướt, vì thế, mọi người thường thấy cây nhàu mọc tốt ven sông, mương,…

Trên đây là một số thông tin về cây nhàu. Thư viện trái nhàu hi vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn phần nào hiểu được về loại cây Dược liệu quý này.