Dừng lại!
Tại sao phải dừng lại?
Nếu không dừng lại đọc thì bạn đã bỏ qua cách chế biến quả nhàu chuẩn nhất trong dân gian rồi đấy.
Nội dung chính
Quả nhàu – bài thuốc được coi là trị “rất nhiều” bệnh:
Cây nhàu đã từ lâu trở thành thảo dược quý trong dân gian đối với người dân phương Nam. Có một điều lạ, hầu hết các bộ phận của cây đều có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh như rễ nhàu, vỏ nhàu, lá nhàu và quả nhàu. Mỗi bộ phận của cây đều có khả năng trị được nhiều loại bệnh nên cây nhàu được coi như một thảo dược trị “rất nhiều” bệnh.
Trong đó, quả nhàu được người dân phương Nam ưa dùng nhất, bởi trong quả nhàu có chứa đến hơn 200 loại hợp chất có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, quả nhàu có chứa tất cả các công dụng trị bệnh của cây nhàu. Quả nhàu có màu xanh nõn, vỏ sần sùi, dáng quả thuôn dài như quả trứng. Vị quả nhàu có vị chua thanh và có hương thơm thoang thoảng mùi thuốc bắc.
Nhiều người sử dụng quả nhàu lâu năm thành ra “nghiện” hương vị quả nhàu. Nhưng có những người mới sử dụng thì không ưa dùng hương vị này. Vì thế, trong dân gian xưa tìm ra một số cách chế biến quả nhàu. Không những giữ được công dụng trong quả nhàu mà còn giúp kích thích sự ngon miệng cho người dùng.
Cách chế biến quả nhàu:
Quả nhàu ngâm đường:
Để làm một bình quả nhàu ngâm đường rất đơn giản, bạn có thể làm ngay tại nhà.
Bước 1: Chuẩn bị và sơ chế quả nhàu:
- Chọn quả nhàu còn xanh. Đem rửa sạch quả nhàu với nước, sau đó để quả nhàu khô ráo.
- Đem cắt ngang quả nhàu thành nhiều miếng dày khoảng 2 – 3 cm
Bước 2: Chuẩn bị bình ngâm:
- Bạn có thể dùng lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa để ngâm quả nhàu
- Rửa sạch lọ ngâm sau đó để ráo
Bước 3: Cho quả nhàu vào bình ngâm đường:
- Xếp một quả nhàu vào bình ngâm trước rồi rắc đường lên trên. Sau đó lại xếp thêm một lớp quả nhàu. Cứ như vậy cho đến khi nhàu đã đầy bình.
Bước 4: Bảo quản:
- Đậy nắp thật chặt rồi để bình ngâm ở nơi khô ráo. Sau 4 – 5 tuần là bạn có thể sử dụng quả nhàu ngâm đường rồi.
Cách dùng: Để trị bệnh với quả nhàu ngâm đường, bạn nên uống 1 – 2 thìa nhàu ngâm đường mỗi ngày trước mỗi bữa ăn.
Tuy quả nhàu có công dụng trị bệnh tiểu đường nhưng bạn không nên sử dụng quả nhàu ngâm đường nếu đang mắc căn bệnh nguy hiểm này. Hãy nếu phải kiêng đường hoặc đồ ngọt, hãy dùng thử nước cốt nhàu xem.
Nước cốt nhàu:
Cách chế biến quả nhàu nguyên chất không khó. Bạn chỉ cần một chút kiên nhẫn thực hiện những công đoạn đơn giản này thôi
Bước 1: Chọn và sơ chế quả nhàu:
- Chọn những quả nhàu gần chín, có màu vàng óng.
- Rửa sạch quả nhàu rồi đề ráo nước
Bước 2: Chọn và rửa sạch bình ngâm:
- Bạn nên chọn những bình thủy tinh thay vì bình nhựa. Bởi bình thủy tinh giúp bảo vệ sức khỏe cho bạn hơn
- Rửa sạch bình ngâm bằng nước nóng rồi úp ngược, để bên trong bình khô ráo.
Bước 3: Cho quả nhàu vào bình ngâm đến khi đầy bình. Đậy nắp bình nhưng không xoáy chặt. Đảm bảo khi quả nhàu lên men, men có thể thoát ra ngoài.
Bước 4: Để quả nhàu nơi có ánh sáng mặt trời thường xuyến chiếu trực tiếp. Để bình ngâm quả nhàu lên men từ 7 – 8 tuần. Nước cốt nhàu trong bình sẽ có màu vàng sậm.
Bước 5: Để lấy nốt nước cốt nhàu trong bình ngâm. Lấy quả nhàu trong bình rồi dùng vải sạch thưa mỏng, ép lấy nước cốt trong quả nhàu, bỏ đi phần bã nhàu.
Bạn có thể bảo quản nước cốt nhàu trong tủ lạnh để uống thêm ngon miệng. Nước cốt nhàu có đầy đủ công dụng trị bệnh của quả nhàu. Vì vậy bạn có thể an tâm trị bệnh mà không lo tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách dùng: Bạn có thể uống nước cốt nhàu từ 1 – 2 thìa mỗi ngày.
Rượu nhàu:
Không những có khả năng kích thích vị giác, rượu quả nhàu còn là vị thuốc trị bệnh mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 1: Chọn quả nhàu và sơ chế:
Bạn có thể dùng quả nhàu khô hoặc quả nhàu tươi để làm rượu nhàu. Nhưng cách chế biến quả nhàu ngâm rượu sẽ dễ dàng và nhanh chóng nếu bạn sử dụng trái nhàu khô.
Nếu bạn chọn trái nhàu khô: Rửa sạch rồi đề ráo.
Nếu bạn chọn trái nhàu tươi:
Chọn những quả nhàu còn bé và non
Rửa sạch rồi bổ đôi quả nhàu. Cho quả nhàu phơi ra ngoài nắng khoảng 2 – 3 ngày cho đến khi khô.
Sao quả nhàu non qua lửa đến khi khô.
Bước 2: Cho nhàu vào bình ngâm:
- Để nhàu vào bình ngâm
- Đổ rượu vào bình cho đến khi vừa ngập nhàu.
Bước 3: Đậy nắp bình rượu thật chặt rồi để bình ngâm ở một nơi khô thoáng.
Đối với quả nhàu tươi: Bạn nên ngâm từ 5 – 6 tuần rồi đem ra sử dụng
Đối với quả nhàu khô: Ngâm từ 3 – 4 tuần là có thể dùng rồi.
Cách dùng: Uống trong bữa ăn, từ 1 – 2 chén rượu mỗi bữa, sẽ giúp bạn thêm ngon miệng và bảo vệ sức khỏe
Trà nhàu:
Bạn đã uống trà nhàu bao giờ chưa? Nếu không thiết rượu thì sẽ cùng chúng tôi uống trà nào!
Trái nhàu khô hoặc trái nhàu tươi đều có thể làm nên những tách trà vị chua chua, thanh mát. Chỉ cần đun nước với 1 – 2 quả nhàu, sau đó dùng nước trái nhàu đun để uống thay nước lọc mỗi ngày. Cách chế biến quả nhàu này rất đơn giản phải không nào? Tuy đơn giản nhưng chúng có công dụng trị bệnh như nước cốt nhàu – không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đên sức khỏe.
Nướng quả nhàu chín:
Nếu bạn yêu thích những hương vị của quả nhàu, ăn trực tiếp quả nhàu sẽ tốt cho sức khỏe của hơn so với những cách dùng nhàu ở trên.
Nướng quả nhàu chín qua lửa sau đó bóc phần vỏ bên ngoài, ăn phần thịt quả bên trong. Cách ăn này sẽ giúp bạn trị bệnh ho, hen suyễn, giúp tăng lực, trị sốt rất hiệu quả.
Trên đây là một số cách chế biến quả nhàu. Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin bổ ích về cách bảo vệ sức khỏe bản thân với quả nhàu.
Chúc bạn chế biến nhàu thành công và có sức khỏe như ý trong cuộc sống!
Từ khóa tìm kiếm:
- cách chế biến trái nhàu
- trái nhàu
- trà trái nhàu nào tốt
- lam nuoc cot nhau
- cách dùng quả nhàu
- chế biến trái nhàu
- chế biến quả nhàu không mùi
- cách ngâm trái nhàu
- cach ngam duong voi trai nhau
- cách làm khô trái nhàu
2 bình luận
Pingback: ĐI TÌM LỜI GIẢI ĐÁP VỀ BỘT QUẢ NHÀU ÍT NGƯỜI BIẾT – Thư Viện Trái Nhàu
Pingback: ĐI TÌM LỜI GIẢI ĐÁP VỀ BỘT QUẢ NHÀU ÍT NGƯỜI BIẾT